3 nguyên tắc cần biết khi đóng gói đồ dễ vỡ

Theo nhịp đập chung trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển của nước ta, ngành vận tải và đặc biệt là vận tải hàng hóa ngày càng thể hiện được sự quan trọng của mình. Hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dễ vỡ cần được đóng gói cẩn thận trước khi được tiến hành vận chuyển để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Vậy thế nào là đóng gói đồ dễ vỡ đúng cách, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tầm quan trọng của việc đóng gói hàng hóa dễ vỡ

– Đóng gói đúng cách giúp quá trình vận chuyển, giao, nhận hàng trở nên dễ dàng hơn.
– Đóng gói đồ dễ vỡ đúng cách giúp đảm bảo sự an toàn tối đa cho mặt hàng cần vận chuyển.
– Đóng gói hàng hóa đúng cách giúp hạn chế tối đa sự lãng phí về thời gian cho việc giải quyết đền bù và khiếu nại thắc mắc.

2. Quy trình đóng gói đồ dễ vỡ

Chọn vật liệu để đóng gói

– Khi chọn vật liệu đóng gói đồ dễ vỡ , nên chọn vật liệu đóng gói có độ đàn hồi cao như xốp, thùng carton. Những vật liệu này giúp hạn chế lực tác động vào hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
– Có thể dùng thùng gỗ hay thùng xốp cứng để đựng một số mặt hàng. Nên kết hợp thêm các vật liệu chống xóc, nảy như: bông, vải mềm để đảm bảo các loại hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển.

Quy trình đóng gói

– Hàng có chất liệu thủy tinh, gốm sứ (lọ hoa, cốc chén, tượng sứ, bóng đèn…) nên được đóng gói bằng giấy bọt khí (loại giấy có khả năng đàn hồi và chống va đập cao) và sử dụng thùng carton để đóng gói bên ngoài.

Đóng gói đồ dễ vờ bằng giấy

Hàng hóa cần được dùng túi xốp bọc quanh toàn bộ sản phẩm, bọc kín các góc cạnh món đồ, chèn thêm vải mềm ở các góc thùng để tránh lực tác động từ bên ngoài. Sau khi đóng gói cần bảo quản trong thùng gỗ hoặc thùng xốp.

– Hàng hóa chứa chất lỏng ( bình, chai, lọ… ): bịt kín hàng hóa, dùng băng dính hoặc màng bọc thực phẩm quấn quanh miệng chai để đảm bảo chất lỏng không đổ ra ngoài.

Bảo quản hàng chứa chất lỏng trong thùng gỗ hoặc thùng thiếc có khoảng trống chèn vật liệu hút chất lỏng để đảm bảo hút hết chất lỏng nếu không may hàng hóa bị vỡ.

Đựng nhiều chai, lọ trong một thùng cần lấp đầy khoảng trống giữa chúng để tránh va đập.

-Hàng điện tử (điện thoại, máy tính, laptop, máy ảnh… ): đệm sử dụng chất liệu polyetylen (PE ), polyuretan (PU ) hoặc giấy gói Bubble.

Dùng giấy đệm bọc quanh mặt hàng, sau đó cố định các góc bằng băng dính rồi dùng bìa carton bọc phía ngoài.


Đóng gói linh kiện điển tử bằng túi chống sốc

Sử dụng thùng có kích thước không qua lớn so với hàng hóa. Cần dùng nhiều vật chèn vào giữa hàng hóa và thùng carton.

– Hàng có thể cuộn tròn (tranh vẽ, bản đồ… ): Cuộn tròn sản phẩm rồi cho vào ống nước (chất liệu nhựa ) hoặc ống bằng bìa carton cứng, sau đó bịt kín 2 đầu bằng băng dính.

3. Những nguyên tắc cơ bản khi đóng gói đồ dễ vỡ

– Nên sử dụng băng dính để dán bên ngoài thùng, không nên dùng dây thừng, dây vải để buộc.

– Nên sử dụng thùng gỗ kín hay thùng xốp cứng chịu lực tốt để đóng gói hàng hóa. Mặt hàng dễ vỡ không nên đặt cùng mà nên đặt cách xa nhau đặc biệt khi vận chuyển đường dài.

– Với hàng hóa dễ vỡ có kích thước nhỏ nên đóng gói theo hộp và sắp xếp các hộp từ nhỏ đến lớn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản trong việc đóng gói đồ dễ vỡ. Để được tư vấn và tìm hiểu kĩ hơn cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này hãy truy cập vào webside dongthunggo.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline 0903.779.283 – 0906.727.729

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *